Thông tin | Nội dung |
---|---|
Cơ quan thực hiện | a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: UBND cấp xã b) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: UBND cấp xã |
Địa chỉ cơ quan giải quyết | |
Lĩnh vực | Hành chính - Tư pháp |
Cách thức thực hiện | Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước |
Số lượng hồ sơ | 01 bộ |
Thời hạn giải quyết | Trong ngày làm việc, trường hợp cần xác minh làm rõ nhân thân của người yêu cầu chứng thực thì thời hạn trên được kéo dài thêm, nhưng không được quá 03 ngày làm việc. |
Ðối tượng thực hiện | Cá nhân |
Kết quả thực hiện |
|
Phí | 6666 |
Lệ phí | 10.000 đồng/trường hợp |
Căn cứ pháp lý | - Nghị định 79/2007/NĐ-CP ngày 18/05/2007 về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký - Nghị định số 06/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực; - Thông tư số 03/2008/TT-BTP ngày 25/08/2008 về hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 79/2007/NĐ-CP. - Quyết định số 23/2009/QĐ-UBND ngày 10/9/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh quy định về mức thu, quản lý và sử dụng lệ phí cấp bản sao, lệ phí chứng thực trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. |
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp xã
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì giải quyết theo thời hạn.
- Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì ra phiếu hướng dẫn một lần bằng văn bản để người dân đến hòn chỉnh hồ sơ theo đúng quy định.
Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của UBND cấp xã.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ đến 11 giờ 30 phút, chiều từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ từ thứ hai đến thứ sáu, riêng sáng thứ bảy từ 07 giờ đến 11 giờ 30 phút (trừ các ngày lễ, tết).
Người yêu cầu chứng thực điểm chỉ phải xuất trình các giấy tờ sau:
- Giấy CMND hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân hợp lệ khác;
- Các giấy tờ, văn bản mà mình sẽ điểm chỉ.
* Lưu ý: các giấy tờ xuất trình khi thực hiện chứng thực điểm chỉ được lập thành một bộ hồ sơ
- Trong trường hợp người yêu cầu chứng thực không ký được do khuyết tật hoặc không biết ký thì việc chứng thực chữ ký được thay thế bằng việc chứng thực điểm chỉ. - Khi điểm chỉ, người yêu cầu chứng thực sử dụng ngón trỏ phải; nếu không điểm chỉ được bằng ngón trỏ phải thì điểm chỉ bằng ngón trỏ trái; trường hợp không thể điểm chỉ bằng hai ngón trỏ đó thì điểm chỉ bằng ngón tay khác và phải ghi rõ việc điểm chỉ đó bằng ngón tay nào, của bàn tay nào (Trái hay phải);