Còn lại  Tiếp nhận đối tượng bảo trợ xã hội vào cơ sở Bảo trợ xã hội công lập do cấp huyện quản lý

Ký hiệu thủ tục: BTXH22
Lượt xem: 990
Thông tin Nội dung
Cơ quan thực hiện Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện
Địa chỉ cơ quan giải quyết
Lĩnh vực Bảo trợ xã hội
Cách thức thực hiện

Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước

Số lượng hồ sơ 02 bộ
Thời hạn giải quyết

20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

Ðối tượng thực hiện Cá nhân
Kết quả thực hiện



Xin Chào!





Tôi tên là : Nguyễn Thị Lan





Test lấy biến: Kết quả thực hiện 



Phí

1

Lệ phí

Không

Căn cứ pháp lý


1. Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ ngày 15 tháng 6 năm 2004; 2. Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội; 3. Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể Cơ sở bảo trợ xã hội; 4. Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27 tháng 2 năm 2010 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội; 5. Thông tư liên tịch số 09/2007/TTLT-BLĐTBXH hướng dẫn một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội; 6. Thông tư số 24/2010/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 18 tháng 8 năm 2010 Thông tư liên tịch Bộ LĐTBXH và Bộ Tài Chính hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội và Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội; 7. Các văn bản quy phạm pháp luật bổ sung, sửa đổi liên quan khác của cấp có thẩm quyền về chính sách bảo trợ xã hội.


Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định của pháp luật.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả UBND xã, phường, thị trấn.

Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

- Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn trao cho người nộp.

- Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn một lần bằng văn bản để người đến nộp hồ sơ làm lại cho đúng quy định.

Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả UBND xã, phường, thị trấn.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ 00 đến 11 giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17 giờ từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (trừ ngày lễ, tết).


1. Đơn đề nghị của đối tượng hoặc gia đình; người thân; người giám hộ.

2. Sơ yếu lý lịch của đối tượng có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã.

3. Giấy khai sinh đối với trẻ em (trường hợp trẻ em bị bỏ rơi phải làm thủ tục đăng ký khai sinh theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch).

4. Văn bản xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền về tình trạng tán tật đối với người tàn tật (nếu có), người tâm thần, người nhiễm HIV/AIDS.

5. Biên bản đối với những trường hợp khẩn cấp có nguy cơ đe dọa đến tính mạng của đối tượng.

6. Biên bản của Hội đồng xét duyệt cấp xã hoặc văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã (nếu có).

7. Văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi cơ quan quản lý cơ sở bảo trợ xã hội (nếu vào cơ sở bảo trợ xã hội của tỉnh).


File mẫu:

1. Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng; trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ nhưng còn lại là mẹ hoặc cha mất tích theo quy định tại Điều 78 của Bộ luật Dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật; trẻ em có cha và mẹ hoặc cha hoặc mẹ đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam, không còn người nuôi dưỡng; trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ gia đình nghèo. Người chưa thành niên từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi nhưng đang đi học văn hóa, học nghề, có hoàn cảnh như trẻ em nêu trên. 2. Người cao tuổi cô đơn, thuộc hộ gia đình nghèo; người cao tuổi còn vợ hoặc chồng nhưng già yếu, không có con, cháu, người thân thích để nương tựa, thuộc hộ gia đình nghèo (theo chuẩn nghèo được Chính phủ quy định cho từng thời kỳ). 3. Người tàn tật không có khả năng lao động hoặc không có khả năng tự phục vụ, thuộc hộ gia đình nghèo. 4. Người mắc bệnh tâm thần thuộc các loại tâm thần phân liệt, rối loạn tâm thần đã được cơ quan y tế chuyên khoa tâm thần chữa trị nhiều lần nhưng chưa thuyên giảm và có kết luận bệnh mãn tính, sống độc thân không nơi nương tựa hoặc gia đình thuộc diện hộ nghèo. 5. Người nhiễm HIV/AIDS không còn khả năng lao động, thuộc hộ gia đình nghèo. Các đối tượng trên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn không tự lo được cuộc sống tại cộng đồng.

In phiếu hướng dẫn Đặt câu hỏi Quay lại