Tên thủ tục |
Cấp Giấy phép xây dựng tạm công trình, nhà ở riêng lẻ tại đô thị |
Tên tắt |
XD08 |
Lĩnh vực |
Xây dựng |
Địa chỉ tiếp nhận |
|
Quyết định |
Tên Quyết định |
|
Số QĐ |
|
Ngày QĐ |
|
File đính kèm ( nếu có) |
|
|
Cơ quan thực hiện |
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: UBND huyện, thị xã, thành phố.
b) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện, Phòng Quản lý đô thị thị xã, thành phố
|
Cách thức thực hiện |
Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước |
Đối tượng thực hiện |
Tổ chức hoặc cá nhân |
Trình tự thực hiện |
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Chủ đầu tư nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Công chức tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn trao cho người nộp.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ làm lại cho đúng quy định.
Bước 3: Chủ đầu tư nhận giấy phép xây dựng tạm kèm theo hồ sơ thiết kế có đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp huyện (nếu Hồ sơ không đủ điều kiện cấp phép, Ủy ban nhân dân cấp huyện có văn bản trả lời) tại nơi tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện theo thời hạn ghi trong giấy biên nhận như sau:
- Người nhận kết quả đem theo phiếu hẹn đến nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để ký nhận, đóng lệ phí và nhận kết quả.
- Trường hợp nếu mất phiếu hẹn thì phải có giấy cam kết của tổ chức nộp hồ sơ.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ đến 11 giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17 giờ, từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (trừ ngày lễ, tết nghỉ).
|
Thời hạn giải quyết |
- Đối với công trình: Không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
- Đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị: Không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
|
Phí |
|
Lệ Phí |
- Nhà ở riêng lẻ: 50.000 đồng/1 giấy phép;
- Công trình khác: 100.000 đồng/1 giấy phép.
|
Thành phần hồ sơ |
*Đối với công trình
- Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng tạm (Mẫu 1, Phụ lục số 6 - Thông tư số 10/2012/TT-BXD);
- Bản sao được công chứng hoặc chứng thực một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
- Hai bộ bản vẽ thiết kế, mỗi bộ gồm:
+ Bản vẽ mặt bằng vị trí công trình trên lô đất tỷ lệ 1/100 - 1/500, kèm theo sơ đồ vị trí công trình;
+ Bản vẽ các mặt bằng, các mặt đứng và mặt cắt chủ yếu của công trình, tỷ lệ 1/50 - 1/200;
+ Bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/100 - 1/200 và mặt cắt móng tỷ lệ 1/50, kèm theo sơ đồ đấu nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật về giao thông; cấp nước; thoát nước mưa, nước bẩn; xử lý nước thải; cấp điện; thông tin liên lạc; các hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác liên quan đến dự án, tỷ lệ 1/50 - 1/200.
* Đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị
- Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng tạm (Phụ lục số 13 - Thông tư số 10/2012/TT-BXD);
- Bản sao được công chứng hoặc chứng thực một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
- Hai bộ bản vẽ thiết kế, mỗi bộ gồm:
+ Bản vẽ mặt bằng công trình trên lô đất tỷ lệ 1/50 - 1/500, kèm theo sơ đồ vị trí công trình;
+ Bản vẽ mặt bằng các tầng, các mặt đứng và mặt cắt chủ yếu của công trình, tỷ lệ 1/50 - 1/200;
+ Bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/50 - 1/200 và mặt cắt móng tỷ lệ 1/50, kèm theo sơ đồ đấu nối hệ thống thoát nước mưa, xử lý nước thải, cấp nước, cấp điện, thông tin tỷ lệ 1/50 - 1/200.
* Đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo
- Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng tạm (Phụ lục số 16 - Thông tư số 10/2012/TT-BXD);
- Bản sao được công chứng hoặc chứng thực một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai hoặc giấy tờ về quyền quản lý, sử dụng công trình;
- Các bản vẽ hiện trạng của bộ phận, hạng mục công trình được cải tạo có tỷ lệ tư¬ơng ứng với tỷ lệ các bản vẽ của hồ sơ đề nghị cấp phép sửa chữa, cải tạo và ảnh chụp (10x15 cm) hiện trạng công trình và công trình lân cận trước khi sửa chữa, cải tạo;
- Đối với các công trình di tích lịch sử, văn hoá và danh lam, thắng cảnh đã được xếp hạng, công trình hạ tầng kỹ thuật thì phải có văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo phân cấp.
* Tùy từng trường hợp phải bổ sung: Bản kê khai năng lực, kinh nghiệm của tổ chức thiết kế, cá nhân là chủ nhiệm, chủ trì thiết kế theo mẫu kèm theo bản sao có chứng thực chứng chỉ hành nghề của chủ nhiệm, chủ trì thiết kế (Phụ lục số 9 - Thông tư 10/2012/TT-BXD).
|
Số lượng bộ hồ sơ |
01 bộ |
Yêu cầu - điều kiện |
a) Nằm trong khu vực đã có quy hoạch chi tiết xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt và công bố nhưng chưa có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
b) Phù hợp với mục đích sử dụng đất, mục tiêu đầu tư.
c) Đảm bảo an toàn cho công trình, công trình lân cận và các yêu cầu về: Môi trường, phòng cháy chữa cháy, hạ tầng kỹ thuật (giao thông, điện, nước, viễn thông), hành lang bảo vệ công trình thuỷ lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hoá, di tích lịch sử - văn hóa và đảm bảo khoảng cách đến các công trình dễ cháy, nổ, độc hại, các công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.
d) Hồ sơ thiết kế xây dựng phải được tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện; thiết kế phải được thẩm định, phê duyệt theo quy định. Đối với nhà ở riêng lẻ có tổng diện tích sàn nhỏ hơn 250 m2, dưới 3 tầng và không nằm trong khu vực bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa thì chủ đầu tư được tự tổ chức thiết kế xây dựng và tự chịu trách nhiệm về an toàn của công trình và các công trình lân cận.
đ) Phù hợp với quy mô công trình và thời gian thực hiện quy hoạch xây dựng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.
e) Chủ đầu tư phải có cam kết tự phá dỡ công trình khi thời hạn tồn tại của công trình ghi trong giấy phép xây dựng tạm hết hạn và không yêu cầu bồi thường đối với phần công trình phát sinh sau khi quy hoạch được công bố. Trường hợp không tự phá dỡ thì bị cưỡng chế phá dỡ và chủ đầu tư phải chịu mọi chi phí cho việc phá dỡ công trình.
|
Căn cứ pháp lý |
- Luật Xây dựng ngày 26/11/2003;
- Luật Quy hoạch đô thị ngày 17/6/2009;
- Nghị định 64/2012/NĐ-CP ngày 04/9/2012 của Chính phủ về cấp giấy phép xây dựng;
- Thông tư 10/2012/TT-BXD ngày 20/12/2012 của Bộ Xây dựng hướng dẫn chi tiết một số nội dung của Nghị định số 64/2012/NĐ-CP ngày 04/9/2012 của Chính phủ về cấp giấy phép xây dựng;
- Quyết định số 41/2008/QĐ-UBND ngày 23/9/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang Quy định mức thu, quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy phép xây dựng, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở trên địa bàn tỉnh Tiền Giang;
- Quyết định số 13/2013/QĐ-UBND ngày 13/5/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang Ban hành Quy định một số nội dung về cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
|
Biểu mẫu đính kèm |
File mẫu:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng tạm - trường hợp cải tạo, sửa chữa (Phụ lục số 16 - Thông tư số 10/2012/TT-BXD) Tải về In ấn
- Bảng kê năng lực, kinh nghiệm Tải về In ấn
|
Kết quả thực hiện |
Giấy phép xây dựng tạm |